Điều kiện cần và đủ để được cấp phép kinh doanh spa, thẩm mỹ
21/08/2024 18:03
Điều kiện để mở một spa không chỉ cần bạn có nhân viên tay nghề giỏi, cơ sở vật chất xây dựng chuẩn chỉnh mà bạn còn cần phải thỏa mãn các quy chuẩn về pháp lý. Nhất là những người muốn mở spa đông y thì càng bị kiểm soát gắt gao về mặt thủ tục giấy tờ.
Vậy cụ thểđiều kiện mở spacần giấy phép gì? Nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh spa cần những giấy tờ nào? Cơ sở vật chất cần mua sắm ra sao mới đạt chứng nhận?
Tất cả những thủ tục pháp lý để mở spa sẽ đượcNội Thất Artgiải đáp ngay sau đây:
1.1 Nhận định đúng mã ngành để xin giấy phép kinh doanh spa
Nhắc đến spa, chắc chắn bạn sẽ nghĩ ngay đến dịch vụ chăm sóc da, xăm mày, triệt lông… Thậm chí có nhiều spa còn tích hợp thêm các dịch vụ tiêm nâng mũi, tiêm tan mỡ, tiêm đầy môi, tiêm nâng vòng ba, cùng nhiều loại hình tiểu phẫu cắt mí, độn cằm… Tuy nhiên, theo quy định về mặt pháp lý, không phải dịch vụ nào kể trên cũng thỏa mãn điều kiện đăng kí kinh doanh spa.
Bởi theoQuyết định Số 337/QĐ-BKHngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư về điều kiện mở spa thì chỉ có 2 mã ngành được cấp giấy phép kinh doanh spa:
a/ Mã ngành số 96100
Bao gồm các dịch vụ massage thư giãn, xông hơi tăng cường sức khỏe và các dịch vụ thẩm mỹ làm đẹp nhưng không liên quan đến tiểu phẫu, phẫu thuật. Điều này có nghĩa là nếu bạn đang muốn mở spa chuyên chăm sóc bên ngoài da như: trị mụn, triệt lông, massage, tắm trắng, đánh tan mỡ bụng bằng công nghệ tác động bên ngoài,… đều dễ dàng được thông qua.
Còn ngược lại, nếu bạn muốn đăng kí kinh doanh spa nhưng tích hợp thêm các dịch vụ liên quan như cắt mí, nâng mũi, độn cằm có xâm lấn đều không được xét duyệt.
b/ Mã ngành số 9631 – 96310
Gồm dịch vụ spa làm nail, makeup, cắt tóc, gội đầu, tạo kiểu tóc như: uốn, nhuộm, gội, sấy… Đây đều là các ngành nghề chăm sóc làm đẹp bên ngoài nên việc đăng kí kinh doanh không quá khó khăn.
Nếu dịch vụ của bạn không thỏa mãn các điều kiện của 2 mã nghành kể trên thì phải điều chỉnh như thế nào để xin giấy phép kinh doanh spa?
Hướng thứ nhất:Bạn nghiên cứu cắt giảm các dịch vụ không liên quan đến các hạng mục quy định theo pháp luật.
Hướng thứ hai:Nếu vẫn muốn theo đuổi các lĩnh vực tiểu phẫu hoặc dịch vụ chăm sóc có xâm lấn, bạn bắt buộc phải xin giấy phép đăng kí kinh doanh thẩm mỹ viện hoặc phòng khám thẩm mỹ.
1.3 Nhận định đúng quy mô hoạt động để đăng kí kinh doanh spa
Nếu bạn kinh doanh spa quy mô nhỏ, nhân lực làm việc dưới 10 người, tốt nhất là nên đăng kí với tư cách là hộ kinh doanh. Bởi các khoản thuế phí cho hộ kinh doanh ít hơn rất nhiều so với công ty. Từ đó giúp bạn tiết kiệm ngân sách.
Nếu bạn kinh doanh spa chuyên nghiệp, quy mô lớn, số lượng nhân viên đông đảo trên 10 người thì bắt buộc phải đăng kí kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp. Trong các loại công ty như công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,… tốt nhất là bạn nên đăng kí công ty trách nhiệm hữu hạn để giảm tối đa trách nhiệm về mặt pháp lý.
1.4 Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc đăng kí mở spa
Trước khi nộp đơn đăng kí mở spa tại các cơ quan có thẩm quyền, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các thông tin thủ tục giấy tờ như sau:
Giấy đề nghị đăng kí hộ kinh doanh (đối với hộ kinh doanh cá thể) hoặc giấy đề nghị đăng kí thành lập công ty kinh doanh dịch vụ spa. Trên giấy đề nghị đăng kí, bạn cung cấp đầy đủ thông tin chủ doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh, ngành dịch vụ spa và số vốn điều lệ.
Nếu bạn mở spa có hùn hạp với bạn bè và muốn đứng tên chung trên giấy đăng kí kinh doanh, bạn cần liệt kê đầy đủ toàn bộ thông tin chủ sở hữu spa bao gồm: Họ Tên, Tuổi, số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu), ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ cư trú và chữ ký xác nhận của các thành viên công ty.
Công chứng bản sao chứng minh nhân dân và hộ khẩu, đính kèm 4 bản trong hồ sơ. Chú ý đưa sổ và chứng minh gốc theo khi làm hồ sơ để đối chiếu khi cần.
Công chứng bản sao chứng chỉ hành nghề spa (có ghi rõ các hạng mục được phép hoạt động) và mang theo giấy gốc để đối chiếu thông tin.
Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh spa.
Lưu ý:Tất cả các bản sao có công chứng đều không quá 3 tháng.
Nếu bạn đăng kí kinh doanh spa không có các dịch vụ liên quan đến massage, xoa bóp, bấm huyệt, bạn chỉ cần nộp hồ sơ đúng nơi đơn vị tiếp nhận:
Đối với những người muốn mở spa theo hình thức hộ kinh doanh cá thể, bạn chỉ cần mang bộ hồ sơ đã chuẩn bị ởphần 1.4đến Phòng kế hoạch tài chính ở UBND Quận/Huyện nơi có mặt bằng kinh doanh.
Đối với những người muốn đăng kí mở spa theo hình thức doanh nghiệp, bạn đem hồ sơ tới Sở Kế hoạch Đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi có mặt bằng kinh doanh để đăng kí.
Phí đăng kí giấy phép kinh doanh spa là 200.000 đồng và bạn chỉ cần chờ từ 3-5 ngày là sẽ được cấp giấy chứng nhận. Sau khi nhận có giấy phép kinh doanh, bạn có thể đưa spa vào hoạt động.
Hiện nay trên thị trường, nhiều cơ sở spa đang bị biến tướng, gây ảnh hưởng tiêu cực như massage kích dục, mại dâm trá hình… Do đó, cơ quan pháp luật có thẩm quyền thường kiểm tra rất gắt gao.
Như vậy, ngoài giấy phép kinh doanh, bạn còn phải nạp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an ninh trật tự đúngnghị định số 96/2016/NĐ-CP. Tấm giấy này cũng đồng thời là bản cam kết kinh doanh dịch vụ spa massage trong sạch theo đúng pháp luật. Nếu trong các cuộc kiểm tra thị trường bất ngờ, bạn vi phạm bất cứ điều khoản nào đều sẽ bị xử lý nghiêm.
b/ Đáp ứng các tiêu chí về trình độ, chuyên môn, cơ sở vật chất
Bạn biết đấy, dịch vụ spa đông y, massage xoa bóp trị liệu ảnh hưởng trực tiếp đến các huyệt vị, mạch máu và can thiệp trực tiếp đến sức khỏe khách hàng. Nếu đơn vị kinh doanh không đảm bảo về tay nghề, trình độ chuyên môn thì rất nguy hiểm.
Do đó, khi muốn mở spa đông y, mở spa chăm sóc da có xoa bóp, bấm huyệt, bạn cần thỏa mãn các điều kiện sau:
c/ Điều kiện về nhân sự và chứng chỉ hành nghề xoa bóp
Điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất khi mở spa Đông Y, Spa có dịch vụ xoa bóp/massage là phải có ít nhất 1 bác sĩ hoặc y sĩ chịu trách nhiệm chính đã có chứng chỉ hành nghề chuyên ngành vật lý trị liệu, phục hồi chức năng hoặc có chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền. Đặc biệt, nếu spa của bạn có bán các loại thuốc đặc trị thì người kê đơn phải là bác sĩ có chuyên môn.
Tất cả các kỹ thuật viên massage trị liệu hoặc massage thư giãn đều bắt buộc có chứng nhận đào tạo nghề cấp bởi các các trung tâm đào tạo được pháp luật công nhận. Nếu nhân viên của bạn thực hiện massage chăm sóc khách hàng nhưng không có chứng chỉ thì spa của bạn sẽ bị phạt theo quy định.
Các kỹ thuật viên đều bắt buộc phải mặc trang phục gọn gàng, có biển tên ghi rõ địa chỉ làm việc và tên nhân viên. Hồ sơ đăng kí nhân sự của doanh nghiệp phải bổ sung thêm ảnh 3×4 của các nhân viên này.
d/ Điều kiện về cơ sở vật chất cần có khi mở spa có dịch vụ massage
Địa điểm làm dịch vụ spa phải là địa điểm cố định, tách biệt hoàn toàn với nơi ăn ở và sinh hoạt trong gia đình.
Xung quanh khu vực dịch vụ chăm sóc phải có ánh sáng vừa đủ, đảm bảo các hoạt động massage bấm huyệt diễn ra chính xác nhất.
Mỗi phòng xoa bóp bắt buộc phải có chuông cấp cứu để đề phòng các tình huống bất ngờ xảy ra.
Có tích hợp sẵn tủ thuốc cấp cứu và dụng cụ y tế tại phòng trực của bác sĩ để có biện pháp xử lý cấp tốc nếu có tình huống không hay phát sinh.
Quy trình kỹ thuật xoa bóp, bấm huyệt… được in ấn rõ ràng khổ A1 và dán ở phòng xoa bóp, trị liệu.
Có nhà vệ sinh, khu vực tắm rửa và nguồn nước đảm bảo sạch sẽ, thoáng mát.
Giường xoa bóp và các dụng cụ như ga trải giường, gối, khăn tắm…. luôn đảm bảo vệ sinh an toàn cho khách hàng.
Như vậy, sau khi đăng kí giấy phép kinh doanh thành công và đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên, spa của bạn có thể chính thức đi vào hoạt động và được pháp luật bảo hộ.
Mong rằng, những chia sẻ chi tiết về điều kiện mở spa đã giúp bạn có góc nhìn toàn cảnh về các thủ tục giấy tờ pháp lý. Từ đó tự tin làm việc đúng pháp luật và luôn thành công trên con đường kinh doanh của mình